Nụ Ước Nguyện 4 mặt khắc chữ và hành trình giữ lửa nghề xưa
Giữa nhịp sống hối hả của thời đại mới, nơi những ngành nghề truyền thống dần lùi vào dĩ vãng, có một người trẻ đã chọn bước ngược dòng – giữ gìn và phát triển một nghề tưởng chừng đã mai một: nghề làm nhang nụ truyền thống.
Chân dung Chú 12 đang tạo nụ nhang.
Chú Mười Hai không sinh ra trong làng nghề, không có dòng máu nối đời làm nhang nụ – nhưng lại có một mối duyên đặc biệt với nghề này. Khi tận mắt chứng kiến những người lớn tuổi chắt chiu từng nắm thảo mộc, từng viên nụ nhỏ để giữ hồn hương xưa, chú thấy tim mình rung động. Không phải chỉ là cây nhang – đó là cả một phần văn hóa Việt, một phần kết nối linh thiêng giữa con người và cõi tâm linh.
Hình ảnh những người thợ lớn tuổi trong xưởng.
“Di sản nghề truyền thống trăm năm, nếu không có người giữ gìn và phát triển thì ai còn giữ?”, Chú Mười Hai chia sẻ. Bắt đầu từ con số 0, chú học nghề từ những người thợ già, nghiên cứu công thức từ thảo mộc thiên nhiên, rồi sáng tạo ra sản phẩm mới mang tên Nụ Ước Nguyện 4 mặt – biểu tượng kết hợp giữa truyền thống và khát vọng hiện đại.
Góc chụp sản phẩm Nụ Ước Nguyện 4 mặt.
Nụ Ước Nguyện không chỉ đơn thuần là sản phẩm tâm linh. Trên mỗi viên nụ nhỏ được khắc 4 mặt chữ: "Mua May Bán Đắt", "Nợ Nần Xoay Chuyển", "Bình An Cầu Con", "Công Danh Sự Nghiệp" – tượng trưng cho những mong cầu chân thành của con người. Đây không chỉ là sự đổi mới sản phẩm, mà còn là cách Chú Mười Hai khiến người trẻ kết nối trở lại với văn hóa tâm linh và thấu hiểu sâu sắc luật nhân quả, sự an trú từ những điều nhỏ bé.
Tổ hợp xưởng sản xuất với khói hương lan tỏa.
Sản phẩm đã được công nhận là gương sáng di sản văn hóa Việt Nam. Nhưng với Chú Mười hai, điều quan trọng hơn là tạo công ăn việc làm cho người dân quê nghèo, là giữ được hồn xưa của nghề trong nhịp sống hiện đại. “Tôi không sinh ra trong nghề, nhưng tôi chọn gìn giữ nó” – câu nói ấy không chỉ là lời khẳng định, mà là lời cam kết sống trọn vẹn với một giấc mơ đẹp: giấc mơ gìn giữ văn hóa Việt.
Yên Vân
Tin cùng chuyên mục